Làm thế nào để trở thành một Đạo diễn hình ảnh – Phần 4: Bố cục khung hình

Bố cục khung hình cho một shot là nhiệm vụ chính của DoP. Nó giúp khán giả hiệu được bộ phim thông qua hình ảnh. Khán giả quan tâm tới những gì hiển thị trên màn ảnh chứ không phải là lựa chọn về camera, lens và đèn. Họ đánh giá DoP qua bố cục khung hình, và đối với họ, bố cục khung hình chính là yếu tố chính để đánh giá toàn bộ phim (?!)

Bố cục khung hình có lẽ là đối tượng được nói đến nhiều nhất trong bài viết này. Chúng ta sẽ không chỉ nói ngắn gọn về các shot quay tiêu chuẩn mà các DoP thường sử dụng mà chúng ta phải đi sâu vào phân tích từng shot.

Cảnh cực rộng (Extreme Wide Shot)

Inglourious Basterds

Một cảnh cực rộng cho thấy môi trường xung quanh của nhân vật. Nó thường mô tả khoảng cách, quy mô và vị trí. Nó thường được quay ở một khoảng cách xa. SHot này thường được dùng như một shot thiết lập. Nó thường quay phong cảnh hoặc một khối nhà cao tầng.

Cảnh toàn (wide shot)

Hugo

Cảnh toàn ghi hình một nhân vật từ đầu tới chân. Nó còn được gọi là long shot hay full shot. Những shot này được dùng để cho khán giả thấy bối cảnh và không gian của một scene bằng cách mô tả quy mô, khoảng cách và vị trí.

Hãy tìm hiểu thêm về Extreme Wide Shot và Wide Shot bằng cách phân tích các tác phẩm của DoP Robert Richardson.

Trung cảnh rộng (Medium Long Shot)

Skyfall

Trung cảnh rộng ghi hình chủ thể từ đầu gối trở lên, và thương tập trung vào vị trí hơn là nhân vật. Shot này còn được gọi là three-quarters shot (shot ba phần tư) vì rõ ràng là nó lấy ba phần tư nhân vật. Trung cảnh rộng thường được dùng làm một shot mô tả, vì nó cho thấy mối quan hệ của nhân vật với môi trường xung quanh nó.
Trung cảnh (Medium Shot)

No Country For Old Men

Một trung cảnh ghi hình nhân vật từ eo trở lên. Nó có thể xem xét được gọi là một personal shot (cảnh cá nhân) vì nó cho nhân vật xuất hiện trước khán giả trong một cuộc hội thoại với họ. Đây là lý do vì sao trung cảnh thường được dùng trong phỏng vấn. Nó cũng là shot thường được dùng nhất.

Trung cảnh hẹp (Medium Close-Up Shot)

The Big Lebowski

Trung cảnh hẹp ghi hình nhân vật từ giữa ngực trở lên. Đôi khi nó còn được gọi là cảnh đầu vai (head and shoulders shot). Cảnh này nhắm nhấn mạnh cảm xúc trên khuôn mặt của nhân vật những vẫn thể hiện được một phần ngôn ngữ cơ thể trong tổng thể bố cục.Để tìm hiểu sâu hơn về Medium Shot, Medium Long Shot, và Medium Close-Up
Close-Up Shot, bạn có thể tìm hiểu các tác phẩm của DoP Roger Deakins

Cảnh cận (Close-up shot)

The Good, The Bad and The Ugly

Cảnh cận đóng khung chặt chẽ nhân vật hoặc một đối tượng. Thông thường, cảnh cận được dùng để mô tả cảm xúc trên gương mặt của nhân vật và chỉ lấy khuôn mặt. Hoặc nó còn được dùng để chỉ những hành động rất cụ thể.

Cảnh đặc tả (Extreme Close-Up Shot)

The Good, The Bad and The Ugly

Một cảnh đặc tả đặt một đối tượng vào khung hình một cách rất chặt chẽ, vì thế khán giả chí có thể thấy một phần nhỏ của nhân vật hoặc đối tượng. Toàn bộ màn hình chỉ hiện thị một đối tượng đơn nhất, như mắt hoặc miệng của nhân vật.

Để tìm hiểu kỹ hơn về Close-Up Shot và Extreme Close-Up Shot, hãy xem các tác phẩm của Sergio Leone
Các shot này được dùng để xây dựng mọi bộ phim. Một DoP có thể tạo ra những shot đỉnh cao bằng cách điều chỉnh góc máy. Tạo ra cảm giác bị biến dạng hoặc không tự nhiên với một góc nghiêng (Dutch Angle). Đề cao một tình huống hoặc một nhân vật bằng một góc máy thấp. Có rất nhiều kỹ thuật quay phim khác được xây dựng từ những khung hình chuẩn trên.

Theo: Pixel Factory

Nguyễn Anh Đức Administrator
Sorry! The Author has not filled his profile.
Game bài đổi thưởng