Làm thế nào để trở thành một Đạo diễn hình ảnh – Phần 2: Máy quay và lens

DOP sẽ chịu trách nhiệm trong việc chọn lựa camera dùng trong quá trình sản xuất. Hãy luôn nhớ rằng lựa chọn của bạn sẽ ảnh hưởng đến mọi quyết định khác như chọn quay ở định dạng phim nhựa hay kỹ thuật số, loại lens sử dụng, cài đặt máy quay và các thiết bị hỗ trợ cho phù hợp.
Hiện nay có rất nhiều sự lựa chọn về camera, vậy nên bạn cũng sẽ khá rối. Lựa chọn sử dụng máy quay nào phụ thuộc rất nhiều vào giới hạn kinh phí của từng dự án cụ thể. Ngay cả nếu bạn làm cho một dự án có kinh phí lớn, điều đó cũng không có nghĩa là camera đắt đỏ nhất là lựa chọn tốt nhật. Bạn sẽ phải còn phải chi tiền cho ti tỉ thứ khác. Bạn sẽ cần dùng tới phim cuộn hay thẻ nhớ? Bạn cần dùng bao nhiêu lens? Thậm chí có nhiều người nghĩ rằng nên chi tiết cho lens hơn là chi cho camera, vì nó sẽ đi với bạn trong thời gian dài. Tôi cũng đồng ý với quan điểm này.
Bạn có thể lựa chọn camera dựa trên tính năng kỹ thuật, nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất quyết định. Câu chuyện nên là yếu tố quyết định chính. Hãy lấy The Martian làm ví dụ. Đó là một phim kinh phí hơn 100 triệu USD nhưng nó lại sử dụng GoPro làm camera chính trong phim – một cái máy quay chỉ có giá 500 USD. GoPro không được chọn dựa vào tính năng kỹ thuật của nó, nhưng nó được chọn bởi nó phù hợp với câu chuyện.
Nếu bạn muốn tạo ra một cảnh quay đặc biệt tạo ra cảm giác to lớn hơn cuộc sống, thì một lần nữa, bạn sẽ cần phải chọn đúng camera. Ví dụ như trong phim The Dark Knight, đạo diễn Christopher Nolan và DoP Wally Pfister quyết định quay các cảnh hành động chính bằng ở định dạng IMAX. Một lần nữa, đây là quyết định được đưa ra dựa trên câu chuyện, nhưng tính năng kỹ thuật cho phép họ quay ở khung hình lớn hơn.

Phim nhựa và kỹ thuật số.
Lựa chọn máy quay không phải là một việc đơn giản. Có hàng đống lựa chọn cho bạn. Bạn muốn quay ở định dạng kỹ thuật số hay quay bằng phim nhựa? Khi máy quay dùng phim là thiết bị được sử dụng từ cách đây nhiều thập kỷ, thì những tiến bộ công nghệ trong cảm biến của máy quay kỹ thuật số cũng chưa có gì là nổi bật. Với những khán giả bình thường, họ sẽ không phân biệt được một bộ phim quay bằng phim nhựa hay bằng máy kỹ thuật số. ARRI, công ty sản xuất máy quay phim đứng đằng sau những bộ phim lớn đạt nhiều giải thưởng danh giá trên thế giới sản xuất cả máy quay dùng phim và máy quay kỹ thuật số.
Điều quan trọng là kết cấu của câu chuyện. Đối với mỗi dự án hay mỗi cách khác nhau, tôi cố gắng tìm hiểu màu sắc nào, kết cấu nào sẽ phù hợp. Và chắc chắn rằng, định dạng quay sẽ ảnh hưởng đến những điều đó. Kỹ thuật số tạo ra một cái nhìn nhất đinh. Có thể nói rằng nó rõ ràng hơn. Nó không có các hạt nhỏ chuyển động trên màn hình. Nó không mang lại cảm giác mà phim nhựa thường mang lại. Có những điều rõ ràng mà máy quay kỹ thuật số có thể làm được – ví dụ như màn trập. Trong một máy quay dùng phim, bạn không thể có được một màn trập lớn hơn 180 độ. Vì vậy mà tôi đã dùng nó ở một vài cảnh nhất định trong The Wolf of Wall Street . Tôi đã quay ở góc màn trập gần 360 độ để thổi hình ảnh. Tôi thích cả hai. Tôi thích chiều sâu của phim nhựa. Tôi thích những hạt sạn của phim nhựa. Đó là điều gì đó giống như lực hấp dẫn. Nhưng tôi cũng đánh giá cao những lợi ích mà kỹ thuật số mang lại – Cinematographer Rodrigo Prieto đã trả lời phỏng vấn của trang IndieWire như vậy
Nhiều nhà làm phim thường rơi vào những cuộc tranh cãi về phim nhựa và kỹ thuật số, nhưng như ở trên đã nói, câu chuyện là điều cốt yếu. Có rất nhiều đạo diễn hình ảnh thường dùng nhiều loại máy quay khác nhau trong sản xuất một bộ phim. Bạn chỉ cần chú trọng vào các yếu tố phù hợp. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là codec dùng với các máy quay kỹ thuật số. Định dạng file sẽ quyết định việc bạn có bao nhiêu quyền kiểm soát trong việc chỉnh sửa và chỉnh màu các footage trong hậu kỳ.
Và nếu bạn quay bằng máy quay kỹ thuật số, hãy chắc chắn rằng bạn có một DIT (Digital Imaging Technician), làm nhiệm vụ load phim. DIT quản lý các footage đã được quay. DIT còn chịu trách nhiệm back up nội dụng, phân phối các footage đến người dựng phim và làm nhật ký hàng ngày.
Thiết đặt máy quay.

Có rất nhiều cài đặt máy quay mà DOP cần biết và thực hiện trước khi tiến hành quay. Biết về dynamic range của máy quay, thông số thể hiện khả năng ghi lại những chi tiết sáng tối khác nhau. Các máy quay được dùng trong các bộ phim lớn có dynamic range ít nhất là 12 stop. Ngoài ra bạn cũng cần quan tâm đến frame rate mà bạn sẽ quay.
Tốc độ khung hình (frame rate) là tần số mà bộ phim được ghi lại và trình chiếu. Nó đo lường số lượng khung hình được ghi trên một dây. Trong điện ảnh, frame rate chuẩn là 24 khung hình/giây, 24 fps. Điều này có nghĩa là có 24 hình ảnh đơn lẻ được kết hợp trong một giây của bộ phim. Đây là thông số có ở cả phim nhựa và kỹ thuật số. Tốc độ khung hình dùng cho phát sóng truyền hình có một chuẩn riêng.
Mỹ và một số nước châu á sử dụng chuẩn NTSC (National Television System Committee, dùng tốc độ khung hình thấp hơn một tí để có được chất lượng phát sóng tốt hơn. Để xác định tỉ lệ NTSC, bạn sẽ nhân FPS với 1000 rồi chia cho 1001. Một bộ phim quay ở mức 24fps, thì tốc độ khung hình phát sóng sẽ là 23.976 fps ở các nước dùng chuẩn NTSC. Đối với các bộ phim quay ở mức 30fps, chuẩn NTSC là 29.97 fps.
Nhiều nơi ở châu Âu và châu Phi dùng chuẩn PAL (Phase Alternating Line), được dùng để thay thế chuẩn NTSC vì chuẩn NTSC không phát sóng tốt lắm ở những quốc gia này do thời tiết hoặc các điều kiện ngoại cảnh khác. PAL có độ phân giải cao hơn 20% so với NTSC, và FPS cũng cao hơn. Một bộ phim quay ở 24fps sẽ được phát sóng ở mức 25fps.
Cài đặt cuối cùng mà chúng tôi sẽ nhắc đến là ISO (International Standards Organizatio). Điều chỉnh ISO sẽ làm thay đổi độ nhạy của cảm biến đối với ánh sáng. ISO đã được chính thức liệt kê vào film stock, nhưng một loại phim nhựa khác được sản xuất. Từ truyền thống đến kỹ thuật số, ISO là một cài đặt camera được dùng để thay đổi lượng ánh sáng mà cảm biến ghi nhận được. Ở mức ISO thấp, máy quay sẽ quay được những hình ảnh tốt nhất. Còn ở mức ISO cao, hình ảnh ghi lại sẽ bị noise, nhiều sạn.
Lens

Ống kính (lens) là thiết bị đường dùng kết hợp với thân máy quay nhằm ghi lại hình ảnh, về cơ bản là tạo ra hình ảnh. Lens prime là loại thường được sử dụng trong sản xuất phim. Lens prime có độ dài tiêu cự cố định, trong khi đó, lens zoom lại là loại có khả năng thay đổi độ dài tiêu cự trong một khoảng nhất định.
Độ dài tiêu cự là khoảng cách giữa ống kính và cảm biến máy ảnh. Nó thường được đo bằng đơn vị milimet. Lens prime sẽ có một độ dài tiêu cự xác định, và thường được ghi trên thân lens. Những lens prime thường được sử dụng trên phim trường là lens 21mm cho những cảnh cực rộng, 28mm đến 30mm cho những cảnh rộng, 50mm cho cảnh trung, và 85mm đến 105mm cho những cảnh quay chân dung.
Lens zoom có độ dài tiêu cự nhỏ nhất và lớn nhất xác định. Lens zoom có khả năng ghi lại được hình ảnh ở nhiều tiêu cự khác nhau, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ ghi được những hình ảnh đẹp nhất. Một lens prime 50mm sẽ cho hình ảnh đẹp hơn so với một zoom lens đặt ở mức 50mm.
Thông số thứ hai mà bạn nhìn thấy trên ống kính là f-stop. F-stop sẽ cho bạn biết có bao nhiêu ánh sáng từ lens đến được với sensor. F-stop thấp sẽ cho nhiều ánh sáng đi qua hơn so với f-stop cao hơn.
Cuối cùng, bạn cần quan tâm đến loại ngàm mà lens sử dụng. Gần như tất cả các nhà sản xuất đều sử dụng loại ngàm riêng, nhưng bạn có thể sử dụng speed booster hoặc adapter để hoán đổi. Ngàm EF của Canon là loại phổ biến nhất và được dùng nhiều trong các dự án phim độc lập. Các studio lớn thường sử dụng ống kính ngàm PL của ARRi. Có rất nhiều các loại ngàm khác, nhưng đây là loại phổ biến nhất.
Theo Pixel Factory